ĐẶC SẢN CÔN ĐẢO

Giới thiệu đặc sản Côn Đảo Việt Nam

MỨT HẠT BÀNG
Bàng ở Côn Đảo là loại cây rừng, lá và quả thật to. Người dân Côn Đảo “thu hoạch” quả bàng đem phơi cho dốt vỏ, rồi trong những lúc rỗi việc nhà, đem ra chẻ lấy hạt dùng làm mứt...

Đến Côn Đảo, du khách thường được mời thưởng thức món đặc sản mứt hạt bàng. Có hai loại mứt hạt bàng: ngọt và mặn. Gọi là mứt nhưng thật sự đó là hạt bàng rang với muối hoặc với đường như đậu phộng rang muối, đường ở đất liền. Cho một vài hạt vào miệng, vị ngọt của đường hay vị mặn của muối hòa lẫn vị bùi và béo của hạt bàng ở đầu lưỡi, du khách đều công nhận: lạ và ngon!
Nhiều người thích loại hạt bàng rang với muối hơn. Nói là rang với muối nhưng loại này không hề mặn, chỉ đậm đà hơn hạt bàng tươi một chút và gần như giữ được vị bùi bùi nguyên gốc của hạt bàng tươi. Còn loại rang với đường thì rất ngọt và không còn giữ được vị gốc của hạt bàng. Hạt bàng rang muối nhìn mập mạp, vỏ hơi thâm nâu; khi cắn một miếng, sẽ thấy được các lớp màu trắng ngà của hạt bàng xếp cuộn khít vào nhau, rất đều đặn.

Bàng ở Côn Đảo là loại cây rừng, lá và quả thật to. Người dân Côn Đảo “thu hoạch” quả bàng đem phơi cho dốt vỏ, rồi trong những lúc rỗi việc nhà, đem ra chẻ lấy hạt. Hạt bàng mới tách ra có màu nâu giống như màu gỗ được đánh vẹc-ni. Ngồi mất vài tiếng đồng hồ, có khi vừa chẻ vừa tách chỉ được chừng vài trăm gram hạt. Sau đó đem rang muối hoặc rang đường tùy ý.

Mứt hạt bàng là một thứ quà đặc sản mang đậm dấu ấn Côn Đảo. Đặt chân lên Côn Đảo, rời cảng Bến Đầm chỉ vài trăm mét là đã bắt đầu thấy ngay cây bàng. Bàng mọc trên con đường ven biển, bàng có mặt trên mọi ngóc ngách đường phố. Những cây bàng gốc xù xì vươn dài ra đường, thân to đến 2-3 người ôm không hết. Những cây bàng nơi đây còn được gắn biển đề tên một cách trang trọng.

Vào những mùa đông rét mướt, hay mùa hè nóng bức, lá bàng rụng được tù nhân lượm, giấu mang về trại giam, lót trên nền bê tông, nền đá để chống chọi với cái lạnh, cái nóng khắc nghiệt. Quả bàng, lá bàng non có khi còn là bữa ăn qua ngày; lá bàng còn thay giấy để viết thơ ca, để truyền tin giữa những người tù. Nhiều người bị giam dài ngày cứ nhìn cây bàng thay lá mà đếm mùa, đếm năm.

Quả bàng chín nhiều nhất là vào mùa hè, tầm tháng 7, tháng 8. Gió thổi, dơi ăn, quả bàng rụng đầy trên đường. Có hôm sắp bão, gió lớn, quả bàng rụng la liệt, người dân trên đảo mạnh ai nấy đổ xô đi lượm. Sau đó, phơi khô, dùng dao chẻ từng quả một lấy nhân ra, rồi rang sao cho khéo léo để có những sản phẩm thơm ngon bán cho người dân địa phương và du khách.

Làm mứt hạt bàng cũng lắm công phu chứ không đơn giản như cái cách trẻ con ăn bàng, quả bàng chặt đôi, lấy tăm khều lấy hạt ra, rồi bỏ vào miệng nhai bùi bùi. Bởi thế, giá mứt hạt bàng không phải rẻ: 200.000 đồng/kg loại rang đường, 280.000 đồng/kg loại rang muối. Nếu vào mùa ngập, mứt hạt bàng lên đến 500.000 đồng/kg mà không đủ bán cho khách du lịch.

Ốc vú nàng là đặc sản quý hiếm ở biển Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu. Món ốc có thể nướng, luộc hoặc trộn gỏi đều ăn rất ngon.

“Ai qua đất Thắm, Bãi Bàng
Hỏi thăm Ông Đụng, vú nàng lớn chưa ?

Đây là một trong những đặc sản của hòn đảo phía đông nam này. Ốc vú nàng chỉ sinh sống ở trên các ghềnh đá tại một số nơi như biển Côn Đảo, vùng biển Cù Lao Chàm (Quảng Nam), khu vực Đại Lãnh dưới chân đèo Cổ Mã ở Khánh Hòa... Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu đa dạng sinh học, biển Côn Đảo đặc biệt thích hợp với sự phát triển của ốc vú nàng. Tại Côn Đảo, ốc vú nàng có quanh năm, nhưng chỉ xuất hiện nhiều vào những ngày trăng tròn.
Anh Huỳnh Văn Hùng, cán bộ Vườn quốc gia Côn Đảo cho biết, ở Côn Đảo, ốc vú nàng có nhiều nhất là ở khu vực Đá Thắm, Bãi Bàng và Hàng Cau. Tham gia các hoạt động du lịch sinh thái ở Côn Đảo, du khách không thể bỏ qua cơ hội tới bãi tắm Ông Đụng, một trong những bãi tắm rộng và đẹp ở đây, đặc biệt để được thưởng thức món ốc vú nàng đặc sản Côn Đảo.

Ốc vú nàng sống bám chặt vào thành các ghềnh đá ven bờ biển, chúng mở vỏ cho nước biển lùa vào mang theo những vi sinh vật làm thức ăn cho chúng. Vì thế, người bắt ốc phải ngâm mình dưới nước, có khi phải dùng đèn soi vào tận kẽ đá, hốc đá sâu trong hang để “bắt” ốc.

Anh Nguyễn Văn Lý, người đi bắt ốc vú nàng chuyên nghiệp ở Côn Đảo cho biết, muốn bắt ốc không thể dùng tay mà phải lấy dao cứng, mũi nhọn tách miệng chúng ra khỏi chỗ bám vào đá. Đồ nghề bắt ốc chỉ có vậy nhưng nếu không khéo thì cũng làm con ốc bị vỡ.

Thông thường mỗi con ốc vú nàng chỉ to bằng ba ngón tay người lớn, nhưng ốc vú nàng Côn Đảo có vẻ "nhỉnh" hơn một chút so với ốc vú nàng ở các khu vực biển khác, con to nhất ở đây cũng gần bằng bàn tay. Con ốc vú nàng càng lớn, vỏ càng có mầu hồng đậm hơn so với con ốc vú nàng nhỏ hơn. Nếu dùng cát xát vào vỏ ốc thì con ốc ánh lên một mầu hồng sáng và có nhũ lấp lánh.

Ngày trước, các món chế biến từ ốc vú nàng chỉ có vua chúa mới được thưởng thức. Sau này, ốc vú nàng trở thành món ăn thường ngày của người dân đi biển.

Ốc vú nàng đều thơm ngon khi được luộc, nướng hoặc làm món trộn, làm gỏi. Món ốc vú nàng luộc được coi là món thông dụng nhất vì dễ làm. Với món này, ốc sau khi được rửa sạch, xếp vào nồi có ít nước hoặc chẳng cần cho nước rồi đặt lên bếp luộc chín. Theo người sành ăn, luộc ốc vú nàng không cần cho một chút nước nào bởi bản thân ốc vú nàng đã có khá nhiều nước. Trong khi luộc, đôi khi phải mở nồi, dùng đũa đảo ốc để cho thịt chín đều, sau đó vớt ra để nguội. Sau khi luộc chín, dùng mũi dao nhỏ nạy nhẹ lấy được thịt ốc ra khỏi vỏ, rửa sạch ốc rồi tưới thêm một lần nước sôi. Thịt ốc vú nàng từ màu trắng ngà chuyển sang màu vàng.

Món này chỉ cần chấm với muối, hạt tiêu và chanh, ăn giòn giòn, ngọt ngọt. Điều độc đáo của ốc vú nàng luộc là không quá béo như thịt, không quá dai như sò, ngao, không nhỏ như hàu. Nếu được thưởng thức những con ốc vú nàng mới ngậm sữa thì sẽ cảm nhận vị thơm ngậy, không lẫn với bất cứ món ăn đặc sản nào. Nước ốc cũng hấp dẫn vì vừa mặn lại vừa ngọt đậm.

Làm món ốc trộn cũng hết sức đơn giản, thịt ốc được thái mỏng theo chiều dọc sau khi đã luộc chín rồi trộn đều với chanh, ớt. Thịt ốc vú nàng khi ấy sẽ săn giòn và thơm. Theo dân “ghiền” đặc sản biển, món ốc vú nàng ngon nhất vẫn là ốc vú nàng chín khi được nướng trên lò thanh đước.

Món gỏi ốc có hương vị đậm đà của thịt ốc thái mỏng trộn với da lợn, thịt ba chỉ thái nhỏ, dưa chuột, rau răm, rau húng cũng thái nhỏ, lạc rang giã dập nhỏ, chanh tươi, ớt và nước mắm. Món gỏi ốc này ăn với bánh đa nướng, chấm với nước mắm gừng chắc chắn khiến người thưởng thức khó quên. Cũng phải nói rằng, các món chế biến từ ốc vú nàng ngon còn là nhờ vị thơm nổi tiếng của nước mắm ở Côn Đảo.

Nếu ra Côn Đảo, gặp vụ ốc vú nàng bội thu, bạn sẽ có dịp được ngư dân mến khách đãi món ốc vú nàng xào ăn với cơm trong bữa ăn cùng gia đình. Và theo nhiều du khách từng đặt chân đến Côn Đảo, nếu thưởng thức ẩm thực Côn Đảo mà chưa được ăn các món chế biến từ ốc vú nàng thì coi như chưa được cảm nhận điều thú vị hiếm có từ “vị ngon” của biển cả.



Cá Bớp là món ăn tinh thần ko thể thiếu khi đến Phú Quốc, với vị béo từ thịt cá vừa được chiên giòn cùng nước sốt chua ngọt rưới lên trên dĩa cá, chắc hẳn bạn sẽ không bao giờ quên từ cá Bớp. Cá Bớp không chỉ được chế biến bằng cách sốt chua ngọt mà còn được kho tộ, nấu canh chua hoặc nấu lẩu xoài…


Những món ăn được chế biến từ cá Bớp mang hương vị độc đáo làm người thưởng thức ko thể cầm lòng được, khi nhìn vào nó. Đừng chần chừ và hãy đến với Phú Quốc ngay để được thưởng thức ẩm thực địa phương độc đáo mà bạn 


Nếu nhìn thấy cua mặt trăng trong các tờ gấp quảng cáo của các nhà hàng, ta chắc chắc rằng bạn sẽ ấn tượng với vẻ ngoài cực kỳ "xinh đẹp" của nó. Cua mặt trăng sống bám theo vách đá nhưng nó có nhiều điểm đặc biệt so với các loại cua biển. Vào lúc có trăng, cua thường ốp, thịt không ngon. Thế nhưng cua mặt trăng vào chu kỳ này lại rất ngon, thịt chắc, ăn thơm và ngọt.


Khi cua được luộc lên, màu sắc hoàn toàn chinh phục chúng ta. Nhưng bạn khoan "động thủ" nhé vì nó rất cứng. Nếu không có dụng cụ chuyên để đập cua hoặc một cái chày bằng đá thật chắc, một cây dao thật bén để đập và chặt thịt cua ra thì chắc chắn rằng bạn không thể dùng tay không mà thưởng thức được. Độ cứng, chắc của nó trong họ hàng nhà cua có lẽ là vô địch.




Du khách đến tham quan Côn Đảo, ngoài việc thăm thú những di tích lịch sử, những thắng cảnh hoang sơ lãng mạn cũng không quên thưởng thức đặc sản biển ở nơi đây.
Ngoài ốc vú nàng (nướng, luộc, trộn gỏi), trùn biển xào mướp hương, mắm hàu, mắm nhum… còn có một loại ốc ngon, rẻ tiền,  ít người biết khi đến tham quan nơi đây, đó là ốc ngọt.

Ốc ngọt là loại ốc sống ven biển (tương tự ốc gạo nước ngọt), vỏ chắc dày có gân nhám, màu xanh xám, miệng không có mày. Ốc ngọt xuất hiện vào hai con nước trong tháng, nước dâng cao ốc di chuyển xa bãi biển, nước rút cạn ốc bám vào khe đá nơi bờ. Và, người dân nơi đây chờ con nước cạn xuống mé biển để bắt ốc.
Nếu ghé vào chợ Côn Đảo, du khách sẽ thấy những thau ốc ngọt bày bán đầy dẫy với giá khá rẻ, khoảng 25.000 đồng/kg. Ốc ngọt có hai cách chế biến là luộc chín (chấm muối tiêu chanh) và làm gỏi (chuối cây hoặc bắp chuối).
Ốc mua ở chợ về rửa sạch, ngâm nước cơm vo gạo cùng vài trái ớt chín đâm giập chừng 30 phút cho ốc nhả những chất dơ ra. Đập giập vài tép sả bỏ dưới đáy nồi với một ít nước luộc khoảng 15 phút sau là ốc chín. Chờ ốc nguội đổ ra dĩa.
Dùng gai quít (hoặc que nhọn) lể thịt ốc ra và nên lưu ý ốc ngọt khi luộc chín, thân ốc thụt sâu vào bên trong vỏ. Vì thế, muốn lấy được thân ốc trọn vẹn, du khách phải dùng que nhọn gí sâu vào trong mới lấy toàn bộ thịt ốc ra được.
Nếu thích thưởng thức “nguyên sơ” hương vị biển thì chấm thịt ốc với muối tiêu chanh là xong! Còn như muốn “vẽ duyên” một chút để món ăn được “thăng hoa”  thì du khách phải tỉ mẩn, mất thời gian lấy ruột ốc cho vào đĩa trộn với ghém chuối (hay bắp chuối) xắt mỏng cùng gia vị giấm, đường, muối, bột ngọt trộn đều cho vừa khẩu vị.
Cuối cùng, cho một ít rau răm xắt nhuyễn và đậu phộng rang đâm giập vào. Món này chấm với nước mắm chanh tỏi ớt chua ngọt  rất “bắt”.
Còn gì thú vị cho bằng trong khung cảnh hoang sơ lộng gió nơi bãi biển Côn Đảo cùng với các “chiến hữu” trải tấm bạt dưới bãi cát trắng, và quây quần bên đĩa ốc ngọt luộc (hay ốc ngọt trộn chuối cây).
Ghim miếng thịt ốc chấm vào chén muối tiêu chanh (hoặc gắp miếng thịt ốc cùng miếng ghém chuối chấm vào chén nước mắm chanh tỏi ớt) cho vào miệng nhai chậm rãi, du khách sẽ cảm nhận vị ngọt, mềm, giòn thơm của thịt ốc pha lẫn vị mằn mặn của muối biển. Nếu thêm một lon bia lạnh vào nữa thì thật tuyệt vời!
TTO


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét